Thế nào là nội dung có chất lượng, và làm thế nào định lượng được giá
trị của nội dung đó? Mới đây trên Search Engine Land (tạp chí SEO lớn
nhất trên thế giới) có đăng nghiên cứu của Dave Davies về chủ đề này.
Ai biết Dave Davies đều biết rằng ông là một SEOer thiên về kỹ thuật.
Ông thích tối ưu hóa nội dung trên website là điều chắc chắn. Tuy
nhiên, ông cũng thích những gì có thể đo lường được như mật độ các từ
khóa gần như không còn nữa, ông thấy rằng việc đó không mang lại hứng
thú trong quá trình làm việc (mặc dù kết quả thu được khá tốt).
Vì vậy, Dave Davies chưa bao giờ là tín đồ của lập luận rằng “nội
dung có chất lượng là tiêu chí quan trọng cho quá trình xếp hạng. Đơn
giản là vì chất lượng của nội dùng có ảnh hưởng rất lớn tới thứ hạng”.
Nội dung có chất lượng khó xây dựng và thường tốn kém. Vì vậy, tác
dụng mà nó mang lại cần được chứng minh. Đặc biệt nếu nội dung đó chả
liên quan gì đến quá trình chuyển đổi (conversion path). Các lập luận về
nội dung chất lượng rất có sức thuyết phục. Tuy nhiên, Dave Davies cần
phải thấy được bằng chứng xác thực cho rằng nội dung chất lượng có vai
trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xếp hạng của Google.
Dưới đây là hai cách để chứng minh lập luận này:
- Thực hiện các bài test để kiểm tra các khía cạnh khác nhau của nội dung và xem kết quả thu được là gì?
- Tiến hành nghiên cứu chi tiết và rút kinh nghiệm từ các thí nghiệm tốn kém mà người khác đã làm.
Sau khi thấy các bài viết liên quan đến chủ đề nội dung có chất
lượng. Chúng tôi đã quyết định sử dụng các dữ liệu có sẵn và bổ sung
thêm. Chúng tôi thu được rất nhiều ý kiến từ các góc độ khác nhau. Vì
vậy, chúng ta hãy cùng xem xem nội dung có chất lượng ảnh hưởng thế nào
đến quá trình xếp hạng.
Nội dung có chất lượng là gì?
Đầu tiên chúng ta cần xác định là nội dung có chất lượng. Đây là một
việc khó, bởi vì nội dung có chất lượng có thể là các bài viết có độ dài
5.000 từ về các lĩnh vực kỹ thuật khó cho đến những bài viết có nội
dung không lỗi thời. Những nội dung dễ xây dựng nhưng mất nhiều thời
gian, cho đến một video hoàn hảo dài 30 giây dùng cho một sản phẩm phù
hợp vào thời điểm phù hợp. Một số nội dung có chất lượng phải mất hàng
tháng mới xây dựng xong, cũng có nội dung chỉ mất vài phút.
Nội dung có chất lượng không thể định nghĩa theo các tiêu chí định
trước. Thay vào đó, hãy đưa nội dung sát với truy vấn của người dùng vào
đúng lúc họ cần. Chất lượng được định nghĩa bởi nguyên tắc đơn giản là
vượt quá kỳ vọng của khách truy cập về những gì họ sẽ tìm thấy khi họ
tìm đến tài liệu trên website của bạn.
Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem xem nội dung có chất lượng có ảnh hưởng thế nào tới thứ hạng website của bạn.
Larry Kim nói về machine learning và ảnh hưởng của nó tới quá trình xếp hạng nội dung
Bất kỳ ai trong lĩnh vực PPC đều biết Larry Kim, người sáng lập và là
Giám đốc công nghệ (CTO) của WordStream. Và chúng tôi có cùng chung
niềm đam mê: chúng tôi đều rất tò mò về machine learning và ảnh hưởng
của nó đến quá trình xếp hạng.
Chúng tôi có thể hiểu rằng các hệ thống machine learning như
RankBrain sẽ tự động được cải thiện hơn nữa mang lại trải nghiệm người
dùng ngày càng tốt hơn (hoặc các hệ thống đó được sử dụng để làm gì?).
Tuy nhiên điều này thực tế có nghĩa gì?
Larry Kim đã viết một bài viết rất hay và cung cấp đầy đủ thông tin
trên “Search Engine Journal” (Tạp chí về công cụ tìm kiếm) giúp chúng ta
hiểu chính xác nội dung chất lượng có ảnh hưởng như thế nào đến quá
trình xếp hạng. Trong bài viết của mình, ông kiểm tra lượng traffic của
chính WordStream và đây là kết quả mà ông thu được:
- Larry Kim đã xem 32 trang thu hút lượng traffic tự nhiên cao nhất
của website trước khi đưa machine learning vào thuật toán của Google.
Trong số các trang này, 2/3 số trang có thời gian ở lại trên trang cao
hơn mức trung bình và 1/3 số trang còn lại có thời gian thấp hơn mức
trung bình.
- Sau khi giới thiệu machine learning, chỉ có hai trang trong tổng số 32 trang có lượng traffic lớn nhất có thời gian ở lại trên trang vẫn giữ ở mức dưới trung bình.
Kết luận Larry Kim rút ra từ việc này là Google đang giỏi hơn trong
việc loại bỏ những trang không phù hợp với mục đích tìm kiếm của người
dùng. Trong trường hợp này, họ đang hạ xếp hạng các trang không có lượng
tương tác người dùng cao và tăng xếp hạng cho những trang có lượng
tương tác người dùng cao.
Vấn đề là, việc đó có ảnh hưởng tới quá trình xếp hạng không? Rõ ràng
việc hạ xếp hạng các trang có lượng tương tác thấp trên các website của
người khác là đã tăng xếp hạng cho các site có mức tương tác cao hơn
rồi. Vì vậy, câu trả lời sẽ là: nội dung có chất lượng có ảnh hưởng đến
quá trình xếp hạng.
Larry Kim cũng tiếp tục thảo luận tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và ảnh hưởng
của nó tới quá trình xếp hạng. Giả sử các trang của bạn có mức tương
tác cao, có mức nhấp chuột cao hơn liệu có ảnh hưởng đến xếp hạng của
bạn? Dưới đây là kết quả chúng tôi có được:

Những gì chúng ta có thể thấy ở biểu đồ này là theo thời gian, các
trang có tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên cao hơn được xếp ở thứ hạng cao hơn.
CTR có vai trò gì với nội dung có chất lượng? Với chúng tôi, thẻ tiêu
đề và thẻ mô tả là nội dung quan trọng nhất trên bất kỳ trang web nào.
Viết nội dung có chất lượng trên thẻ tiêu đề và thẻ mô tả của bạn. Thì
bạn sẽ cải thiện được tỷ lệ nhấp chuột về website của mình. Và hãy chắc
chắn rằng trang web mà người dùng click vào phải hữu ích. Như thế thì
bạn sẽ cải thiện được thứ hạng của mình mà chỉ dựa vào các tín hiệu
người dùng đã tạo ra.
Eric Enge nói về ảnh hưởng của machine learning đối với quá trình xếp hạng nội dung có chất lượng
Eric Enge của tổ chức Stone Temple Consulting đã thực hiện một thử
nghiệm rất ấn tượng và kết quả thu được thật bất ngờ. Eric Enge không
phải là người theo một nguyên tắc chỉ vì nguyên tắc đó xuất hiện theo
trend và nghe có vẻ hay. Ông thực hiện một thử nghiệm, đo lường và đưa
ra kết luận để triển khai trên quy mô rộng hơn.
Những gì Stone Temple Consulting đã làm trong thử nghiệm của mình là
thay thế phần nội dung trên các trang danh mục. Phần nội dung này được
viết dưới dạng “SEO copy” (nội dung SEO) và không thực sự thân thiện với
người dung. Được thay thế bằng nội dung mới “được viết thủ công và sao
cho phù hợp với mục đích thêm giá trị cho các trang được thử nghiệm”. Đó
không phải là nội dung
SEO theo định nghĩa, mà đó là nội dung dành cho
người dùng. Dưới đây là kết quả mà họ đã thu được:

Lượng traffic tới các trang họ đã cập nhật bằng nội dung có chất
lượng đã tăng 68%. Còn các trang chính đã chiếm 11%. Giả sử toàn bộ các
trang đều giảm 11%, trong khi đó các trang có ích đối với người dùng
tăng thêm 80%. Kết quả đạt được này đơn giản là nhờ viết những nội dung
hướng đến truy vấn của người dùng thay vì viết cho công cụ tìm kiếm.
Eric Enge chỉ ra trong bài viết của mình rằng vai trò của
thuật toán Hummingbird
(Chim ruồi) trong việc giúp Google hiểu ngôn ngữ tự nhiên, cộng với tốc
độ điều chỉnh được quá trình machine learning hỗ trợ. Cho phép Google
tăng thứ hạng các website có trải nghiệm người dùng tốt hơn. Thậm chí
khi trang đó có mật độ từ khóa không cao hay các tín hiệu SEO cơ bản.
Brian Dean nói về các chỉ số xếp hạng
Brian Dean của tổ chức Backlinko đã viết bài viết chi tiết hóa các
thành phần chung của các website có thứ hạng cao nhất theo hàng triệu
kết quả tìm kiếm. Đây là một nghiên cứu lớn các website này tập trung
vào các liên kết, nội dung và một số kỹ thuật khác. Tuy nhiên chúng ta
chỉ tập trung vào nội dung được viết trên các website này.
Do đó với lượng dữ liệu đáng kể này, chúng tôi thấy rằng các trang có xếp hạng cao nhất có điểm chung về mặt nội dung như sau:
- Nội dung có liên quan đến truy vấn của người dùng có hiệu quả hơn
nhiều so với nội dung không liên quan đến truy vấn của người dùng.
- Nội dung dài hơn có xu hướng đươc xếp hạng cao hơn so với nội dung
ngắn hơn, với các kết quả trang đầu tiên trung bình chứa 1890 từ. Còn
theo kiểm tra mới nhất của John Mueller – Google Thụy Sĩ với các trang
web có thứ hạng cao. Thông thường nôi dung của các website này chứa từ
2000 – 2500 từ.
- Tỷ lệ thoát trang sau khi vào (bounce rate) thấp hơn có ảnh hưởng đến thứ hạng hơn.
Nội dung có liên quan có liên quan đến truy vấn của người dùng nhiều
hơn những gì có trên trang và nội dung đó có hữu ích với người dùng
không sẽ tốt hơn so với việc nội dung đó có chứa toàn bộ từ khóa. Để sử
dụng ví dụ của họ, với truy vấn tìm kiếm “indonesian satay sauce,” chúng
tôi tìm được kết quả là trang sau:

Trang này đánh bại các website lớn hơn và nó không thực sự sử dụng
chính xác cụm từ “indonesian satay sauce” ở bất kỳ đâu trên trang. Tuy
nhiên, trang đó có một công thức của loại nước sốt này, thông tin về
satay là gì, các biến thể của nước sốt này, v.v. Về cơ bản, họ đánh bại
các website mạnh hơn do có nội dung tốt hơn. Không nhồi nhét từ khóa hay
thậm chí “rất nhiều từ khóa,” mà chỉ là nội dung hay hơn và chi tiết
hơn.
Vậy những gì chúng ta thấy là gì?
Chúng tôi có thể tiếp tục với các ví dụ và nghiên cứu khác, nhưng như
thế sẽ làm bạn khó chịu bằng cách đọc nhiều để củng cố lại những gì mà
ba ví dụ này có thể làm tốt: chứng minh rằng có một lập luận kỹ thuật
cho nội dung có chất lượng.
Quan trọng hơn có lẽ là việc chứng minh rằng “nội dung có chất lượng”
không tuân theo quy định cứng nhắc nào. Ngoài việc cung cấp những gì
người dùng của bạn muốn có thì tỷ lệ nhấp chuột vào website của bạn,
thời gian trên trang, tỷ lệ thoát trang, mức độ chi tiết của nội dung
trên trang. Và các yếu tố liên quan đến người dùng của bạn và mức độ
tương tác của họ. Tất cả đều có tác dụng đến quá trình xếp hạng website
của bạn.
Mục đích chính là đáp ứng các truy vấn của người dùng bằng những
thông tin hữu ích nhất. Xây dựng nội dung có chất lượng cao đáp ứng toàn
bộ nhu cầu và thắc mắc của họ.
Tuy nhiên, nếu bạn cần chứng mình thêm, chúng tôi có có một luận điểm
nhưng nó không có dữ liệu hỗ trợ chính xác. Định kỳ, Google phát hành
hoặc cho rò rỉ các Quality Rater’s Guidelines (Hướng dẫn xếp hạng chất
lượng) của mình. Dưới đây là những điểm chính cần lưu ý:
Chất lượng của nội dung chính (MC) là một trong những vấn đề quan
trọng nhất trong xếp hạng chất lượng website. Đối với toàn bộ các trang
web, xây dựng MC có chất lượng cao sẽ phải cần đến ít nhất một trong
những thứ sau: thời gian, công sức, chuyên môn và kỹ năng.
Vì vậy, chúng tôi không nhận được các tiêu chí chính, nhưng những gì
chúng tôi nhận được là một xác nhận cho rằng Google đang cử người xếp
hạng (human rater) thực hiện. Nhằm giúp họ hiểu hơn nội dung nào cần đến
thời gian, công sức, chuyên môn và kỹ năng. Kết hợp thông tin này với
machine learning và Hummingbird là bạn đã có một hệ thống được thiết kế
có chức năng tìm kiếm những nội dung chất lượng và xếp hạng các nội dung
này ở vị trí cao hơn.
Tổng kết
Xây dựng nội dung có chất lượng là việc khó. Chúng tôi đã thử làm thế
ở đây và hy vọng sẽ thành công. Tuy nhiên nếu bạn đang xem xét website
của bạn hãy cố nghĩ xem nên bắt đầu từ đâu và cần phải xem những gì?
Tất nhiên, việc này phụ thuộc vào website của bạn và cách bạn đã xây
dựng nó. Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu với một số thử nghiệm đã có ở
đây, giống như thử nghiệm của Eric Enge. Thay vì cố xây dựng các trang
hoàn toàn mới, đơn giản là tìm cách đáp ứng truy vấn của người dùng tốt
hơn với nội dung bạn đã có. Viết lại các trang hiện có, đặc biệt là
những trang có thứ hạng khá tốt nhưng không đạt được như bạn muốn. Bạn
sẽ không chỉ thấy thứ hạng website của bạn thay đổi mà còn có được thông
tin về cách người dùng đang tương tác.
Nếu bạn website nào để thử nghiệm, thì bạn cần tư duy tìm ý tưởng nội
dung mới. Bắt đầu với nội dung thực sự đáp ứng được truy vấn hiện nay
của bạn. Hãy tự nghĩ trong đầu rằng: “Khi một người dùng vào website của
mình và thoát ra, hãy trả lời câu hỏi là vì sao họ lại làm thế?”. Sau
đó xây dựng nội dung để giải quyết vấn đề đó và đặt vào chỗ mà người
dùng dễ thấy nhất thay vì thoát ra khỏi trang.
Nếu người dùng thoát khỏi website của bạn để tìm thông tin họ cần thì
bạn cũng có thể chắc rằng điều tương tự cũng sẽ xảy ra với đối thủ cạnh
tranh của mình. Khi người dùng bắt đầu với truy vấn của mình và nếu họ
click vào website của bạn thì quá tốt? Đó là bài toán cả hai bên đều có
lợi: Bạn đưa ra những nội dung có chất lượng, đáp ứng truy vấn của người
dùng và bạn có thể kéo lượng traffic của người dùng vào website của đối
thủ về website của mình.
Như vậy sẽ có rất nhiều cơ hội dành cả cho bạn đó. Có nhiều cách viết
nội dung có chất lượng. Công việc của bạn “đơn giản” hãy thử các cách
sao cho phù hợp nhất với website của bạn.
Nguồn: searchengineland.com
Dịch bởi PersoTrans
Biên tập bởi
vietmoz.edu.vn
Link gốc: http://vietmoz.edu.vn/ky-thuat-viet-noi-dung-co-chat-luong-giup-tang-80-traffic/