Chúng ta thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng trên thực tế nếu
sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và canxi này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.

Ăn trái cây giàu vitamin C ngay sau khi ăn hải sản có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính
Đặc biệt, những món ăn chế biến từ hải sản giáp xác như tôm, cua, sò, ốc thường chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nên ăn hoa quả 1 tiếng trước bữa ăn hoặc 2 tiếng sau bữa ăn. Không nên ăn hoa quả trước khi ngủ vì sẽ dễ gây ra chứng đầy bụng, ợ chua và mất ngủ.
Những loại quả giàu vitamin C bạn nên tuyệt đối nên tránh ăn cùng hải sản
Ổi: Có 600 mg/0.6 gr trong 100 gram ổi.
Kiwi: Có 90 gram Vitamin C trong mỗi 100 gram kiwi.
Dâu tây: Có 60 gram của Vitamin C trong mỗi 100 gram dâu tây.
Cam: Có 50 gram Vitamin C trong mỗi 100 gram cam.
Quả mâm xôi: Có 30 gram Vitamin C trong mỗi 100 gram quả mâm xôi.
Cà chua: Có 10 gram Vitamin C trong mỗi 100 gram cà chua.
Biểu hiện của ngộ độc hải sản
Biểu hiện phổ biến của dị ứng hải sản là nổi mề đay trên da, nóng da, chân tay sưng phù, mí mắt sụp. Một số người có thể gặp tình trạng sổ mũi, hắt xì liên tục, ngứa ngáy toàn cơ thể. Nặng hơn, hệ hô hấp có thể bị ảnh hưởng lâu dài, gây viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen, phù nề thanh quản gây khó thở. Trong một số trường hợp, ngộ độc hải sản có thể gây triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau bụng đi ngoài, tiêu ra máu. Đây cũng là dạng biểu hiện phổ biến của ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc hải sản còn có thể chuyển biến rất nặng với một số đối tượng, gây sốc phản vệ, ngừng tim, ngừng thở và tử vong nhanh chóng.
Cách chữa ngộ độc hải sản
Khi người thân có biểu hiện bị dị ứng hải sản, cách tốt nhất là kích thích gây nôn để loại phần thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Những trường hợp nặng, cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện thực hiện cấp cứu. Với các trường hợp ngộ độc nhẹ, bạn có thể tham khảo một vài phương thức sau:
- Mật ong
Mật ong được sử dụng thông dụng nhất mỗi khi bị dị ứng hải sản. Nếu bị dị ứng sau khi ăn hải sản, bạn hãy uống một ly nước ấm kết hợp với muỗng canh mật ong. Trong mật ong chứa một số loại vitamin có thể giảm bớt ngứa.
- Gừng
Nên dùng một tách trà gừng nóng nếu bị dị ứng hải sản. Gừng giúp giảm đỏ ngứa trên da của bạn.

No comments